Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da

Ngày: 02/06/2021 lúc 18:12PM

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu của chị em phụ nữ để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại. Việc chọn lựa kem chống nắng phù hợp cũng giống như việc đi tìm kiếm “tri kỷ” của mình. Người bạn ấy đồng hành cùng bạn suốt khoảng thời gian dài giúp bạn cảm thấy thoải mái và yên tâm mỗi khi ra ngoài. Vậy lựa chọn “tri kỷ” thế nào để phù hợp với làn da của mình, hãy cùng Midora tìm hiểu ngay sau đây.

 

Phần I: Những điều bạn cần hiểu về kem chống nắng

1. Chọn kem chống nắng dựa vào chỉ số SPF và PA

  • SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ da khỏi tia UVB  một loại tia gây cháy nắng, biến đổi sắc tố da, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin . SPF càng cao thì thời gian chống nắng càng lâu. Mỗi SPF trung bình có khả năng bảo vệ da trong khoảng  10 phút, để biết được sản phẩm đó có thể hoạt động hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10.

 

 

Tuy nhiên, chỉ số SPF cho chúng ta biết kem chống nắng chỉ phần nào bảo vệ da của bạn khỏi tia UV, trong một khoảng thời gian nhất định chứ không hẳn là hoàn toàn. Không phải chỉ số SPF càng cao thì càng tốt bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, đặc điểm của da,... Để sử dụng hàng ngày thì chỉ số chống nắng SPF trong khoảng 30 - 50 là đủ.

  • PA(Protection Grade of UVA) là chỉ số đo khả năng chống tia UVA –một loại tia cực tím gây lão hóa da và ung thư da, hiện nay trong các sản phẩm chống nắng chỉ số này có 4 mức độ khác nhau là PA+, PA++, PA+++, PA++++ sẽ tương ứng với mức độ chống tia UVA tăng dần.

 

 

Để bảo vệ tốt nhất cho làn da, bạn nên lựa chọn sản phẩm có cả chỉ số SPF và PA. Trên bao bì của những loại kem chống nắng này thường có kí hiệu như UVA/UVB, UV A/B, Broad Spectrum (Quang phổ rộng),....

 

2. Chọn kem chống nắng dựa vào các tính chất

Kem chống nắng hiện nay được chia ra làm 2 loại chính: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.       

 Kem chống nắng vật lýKem chống nắng hóa học
Nguyên lý hoạt độngTạo một lớp màng chắn giúp phản xạ tia UV và bảo vệ làn da, giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của tia UV.Hấp thu,xử lý và phân hủy các tia UV trước khi các tia này gây tổn hại đến da
Thành phần chínhZinC oxide và Titanium dioxide.Avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
Ưu điểm

Lành tính, ít kích ứng, phù hợp với cả da nhạy cảm hay da tổn thương

Bền vững dưới nắng

Kết cấu mỏng, nhẹ, thấm nhanh vào da, không gây cảm giác nhờn dính, bóng dầu

Khi tiệp vào da sẽ mang lại hiệu ứng sáng tự nhiên, không để lại vệt trắng

Nhược điểm

Sau khi thoa dễ để lại trên da vệt trắng,

Dễ gây bí lỗ chân lông và bóng nhờn.

Dễ gây kích ứng cho da hơn, đặc biệt là làn da nhạy cảm hoặc tổn thương

Do có thành phần hóa học nên khi dính vào mắt gây cảm giác khó chịu và cay mắt

Kém bền dưới tác động của ánh nắng

                                                                                                                                                                       

Mỗi loại đều có tính chất, kết cấu và đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung đều có tác dụng là làm giảm các tác nhân gây hại cho da và chống nắng hiệu quả.

 

Phần II. Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da

1. Da nhạy cảm

Nếu bạn có làn da quá nhạy cảm, chú ý tránh thành phần oxybenzone và PABA và có thể bạn sẽ phải nói không với kem chống nắng hóa học. Các loại kem chống nắng vật lý thường sẽ ít gây kích ứng da, nên nó sẽ là lựa chọn phù hợp cho làn da nhạy cảm.

Sản phẩm tham khảo: 

 

2. Da khô

Da khô do thiếu chất dưỡng ẩm, vì vậy khi chọn kem chống nắng bạn nên chọn loại dành cho da khô (for dry skin) hoặc tăng cường khả năng dưỡng ẩm (moisture) để tránh cho da rơi vào tình trạng khô căng, dễ lão hóa khi tiếp xúc với ánh nắng.

Sản phẩm tham khảo:

 

3. Da dầu (nhờn, mụn)

Da dầu là loại da thường gây rất nhiều khó chịu vì sự bết dính, nhất là khi bạn thoa 1 lớp kem dày trên mặt. Vì vậy bạn nên chọn sản phẩm kem chống nắng thẩm thấu nhanh, kết cấu mỏng nhẹ và có khả năng kiềm dầu. Cần tránh sử dụng sản phẩm có SPF quá cao, chúng sẽ khiến lỗ chân lông nhanh chóng bị bít tắc và làm da tổn thương.

Bạn nên chọn các loại kem chống có chứa từ "No Sebum" (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel để tránh bí da.

Sản phẩm tham khảo:

 

4. Da thường đến da hỗn hợp

Theo như khảo sát hiện nay, tình trạng da của Việt Nam chiếm hơn 80% là loại da hỗn hợp. Làn da này sẽ thường đổ dầu nhiều vùng chữ T, vùng chữ U thuộc loại da thường hoặc da khô. Một số ít sẽ gặp trường hợp ngược lại, vùng chữ T thì lại có cảm giác khô, có thể bị bong tróc nhẹ hai bên khóe mũi, vùng chữ U đổ nhiều dầu, lỗ chân lông to. Kem chống nắng vật lý sẽ thích hợp hơn cho loại da này vào mùa hè. 

Sản phẩm tham khảo:

 

Phần III. Kết luận

Dựa trên những kiến thức về kem chống nắng đã được trình bày ở trên, dưới đây là một số cách chọn kem chống nắng được tóm gọn

  • Chọn kem chống nắng có  khả năng bảo vệ “phổ rộng”.  Kem chống nắng có nhãn này bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB
  • SPF 30 hoặc cao hơn: Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Chống nước: Các bác sĩ da liễu cũng khuyên bạn nên tìm dòng chữ “water resistant”(chống nước). Điều này cho bạn biết rằng kem chống nắng sẽ lưu lại trên da ướt hoặc đổ mồ hôi trong một thời gian trước khi bạn cần thoa lại. Khả năng chống nước kéo dài 40 hoặc 80 phút. Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều có khả năng chống nước.

 

Việc tìm kiếm các sản phẩm chống nắng, một “tri kỷ” phù hợp là một khoản đầu tư lâu dài. Bạn có thể không nhận thấy tác dụng của nó ngay lập tức nhưng thời gian sẽ cho bạn thấy những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại. Hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được sản phẩm chống nắng phù hợp nhất với làn da của bạn.

 

 

Các bài viết liên quan:

 

 

Vân Thảo
BÌNH LUẬN

    zalo facebook