Các chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn trên thế giới và Việt Nam
Ngày: 08/05/2021 lúc 10:34AM
Ở bài viết trước Những điều cần biết về mỹ phẩm hữu cơ, chúng ta có thể nắm được một số nhãn dán hữu cơ tiêu chuẩn trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng và quy định khắt khe khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là cơ sở cấp chứng nhận hữu cơ ở mỗi quốc gia được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Để giải đáp thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng Midora tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Các tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới
1. Chứng nhận hữu cơ của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy Ban hữu cơ quốc gia
| Tên chứng nhận: USDA Ban hành: 2005 Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95% - 100% nguyên liệu hữu cơ mới được thể hiện logo của USDA trên nhãn sản phẩm |
2. Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institude)
| Tên chứng nhận: NSF/ANSI Ban hành: 2009 Là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Mỹ xuất hiện sau USDA dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là “made with organic” (làm từ thành phần hữu cơ). NSF cho phép các nhà sản xuất sử dụng danh mục chất bảo quản và các chất hóa học trong quá trình sản xuất rộng hơn so với USDA. |
3. Chứng nhận tiêu chuẩn của công nghiệp hữu cơ (Organic And Sustainable Industry Standard)
Tên chứng nhận: OASIS Ban hành: 2008 Được xây dựng bởi rất nhiều các nhà sản xuất mỹ phẩm. OASIS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 85% thành phần nông nghiệp mới được gọi là hữu cơ và cho phép sử dụng danh mục các chất bảo quản rộng hơn so với NSF. |
4. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc ( Austranlian Certified Organic)
| Tên chứng nhận: ACO Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận ACO phải chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên, nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải được cấp phép và hoàn toàn không độc hại. |
5. Chứng nhận Natrue
| Tên chứng nhận: Natrue Ban hành: 2008 Natrue là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ Châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức và có 3 cấp độ chứng nhận:
|
6. Chứng nhận Eco-cert của Pháp
| Tên chứng nhận: Eco-cert Ban hành: 2002 Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. |
7. Chứng nhận Cosmebio của pháp
Tên chứng nhận: Cosmebio Ban hành: 2002 Cosmebio yêu cầu như sau:
Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. |
8. Chứng nhận Soil Association của Anh
Tên chứng nhận: Soil Association Ban hành: 2002 Chứng nhận này yêu cầu tất cả các sản phẩm phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Sản phẩm được gọi là hữu cơ phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” ( làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. |
Các tiêu chuẩn hữu cơ của PGS – Việt Nam
Tên chứng nhận: PGS Năm 2004, Liên đoàn các phong trào Nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) và tổ chức ADDA đã chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa Việt Nam. |
Tiêu chuẩn bao gồm:
|
Chứng nhận hữu cơ hoạt động như thế nào?
Sơ lược các chứng nhận hữu cơ trên, chúng ta cũng thấy được mỗi chứng nhận là một hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Nhìn chung, các quy định này chủ yếu đánh giá các tiêu chí như:
- Mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ trong sản phẩm.
- Tỉ lệ tối đa thành phần tổng hợp được cho phép (nếu có)
- Các thành phần mà sản phẩm có thể/ hoặc không thể bao gồm trong sản phẩm.
- Các quá trình được áp dụng để tạo ra sản phẩm
- Thành phần nước được tính như thế nào
Là một phần của quá trình chứng nhận, các thành phần và quá trình sản xuất của nhà sản xuất phải được kiểm tra đều đặn bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ thứ 3 để đảm bảo sản phẩm đó đạt các tiêu chuẩn cần thiết.