Ánh nắng tác động lên làn da có hại như thế nào?
Ngày: 28/05/2021 lúc 07:41AM
Da là nơi tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ UV từ ánh náng mặt trời và luôn bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ đó. Theo các chuyên gia, tiếp xúc liên tục, kéo dài với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian ngắn có thể gây cháy nắng, nếu tiếp tục trong thời gian dài có nguy cơ cao bị ung thư da. Tuy nhiên còn có rất nhiều người chưa hiểu hết được những tác hại mà ánh nắng mặt trời tác động lên da.
Trong bài viết dưới đây, Midora sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức sâu hơn về ảnh hưởng của ánh nắng đối với làn da và một số cách làm giảm thiểu những rủi ro đó.
1. Đối tượng bị ảnh hưởng
Không quan tâm đến giới tính, tuổi tác… dù bạn là ai, ánh nắng mặt trời cũng không hề bỏ qua bạn. Tất cả chúng ta khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có nguy cơ bị mắc một số triệu chứng hoặc bệnh về da do tia UV gây ra.
2. Tia UV là gì? Nó nguy hiểm thế nào?
Tác hại của ánh nắng mặt trời chủ yếu đến từ tia UV ( Ultraviolet – tia cực tím/ tia tử ngoại) gồm 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên theo nghiên cứu, tia UVC bị tầng ozone hấp thụ, chính vì vậy tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da được gây ra chủ yếu bởi 2 loại tia UVA và UVB. Điều đáng sợ là những tia này hoàn toàn không gây đau đớn khi xâm nhập vào sâu trong da. Một cách âm thầm, chúng thúc đẩy quá trình lão hóa, gây nên tình trạng kích ứng với ánh nắng mặt trời, rối loạn sắc tố da dẫn đến việc hình thành các vết thâm, sạm, nám, vết nhăn, khô da…
- Tia UVB, “B” là từ viết tắt cho “Burning” nghĩa là bỏng rát. Nó chiếm khoảng 3% trong các tia UV do mặt trời tỏa ra, làm gia tăng sự sản sinh tế bào sừng của da, khiến lớp thượng bì dày sừng thô ráp, kích thích chuyển hóa melanin (sắc tố da) làm cho da trở nên tối đi, gây cháy nắng, đỏ rát và ở một số trường hợp nặng, da có thể bị phồng rộp. Tia UVB thay đổi cường độ theo từng thời điểm trong ngày, cao nhất là khoảng 10 – 14 giờ. Những tháng hè là thời gian UVB gây tổn thương da nhiều nhất, chiếm khoảng 70% số người tiếp xúc.
- Tia UVA, “A” là từ viết tắt cho “Allergies” nghĩa là dị ứng hoặc “Aging” là lão hóa. Nó chiếm 95% trong các tia UV do mặt trời tỏa ra gây tổn thương da và lão hóa da sớm. Cường độ UVA giữ ổn định trong ngày, không có thời điểm đạt mức tối đa, không bị lọc bởi các loại kính thông thường, do vậy tia có thể xuyên qua kính cửa sổ và xe hơi. UVA còn có khả năng xuyên sâu vào da đến lớp bì, tác động lâu dài, tích lũy theo thời gian.
Có rất nhiều chị em phụ nữ vẫn tin rằng mũ nón, áo khoác…là đã đủ để chống nắng bởi họ không hề biết những thứ làm từ chất liệu thông thường không thể bảo vệ da toàn diện trước sự tàn phá của tia tử ngoại.
Bên cạnh đó, quan điểm chỉ chống nắng trong mùa hè còn mùa đông hay những ngày trời mát mẻ, việc sử dụng các sản phẩm chống nắng không cần thiết là chưa thật sự đúng, trên thực tế, các tia UV vẫn nguy hiểm đối với làn da ngay cả mùa đông hoặc khi cơ thể đã được che chắn nhờ quần áo, ô dù,…
3. Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da
Nghiên cứu năm 2010, tại Anh có đến 12 818 người mắc chứng Melanoma (ung thư tế bào hắc tố), trong đó nữ chiếm 52% và nam chiếm 48%. Chưa dừng lại ở đó, hậu quả của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ còn thể hiện qua:
- Cháy nắng: là tên gọi phổ biến của bệnh viêm da do ánh nắng, bị gây ra bởi tia UVB. Biểu hiện là da bị đỏ, nóng rát và bị rộp. Các triệu chứng này có thể không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất khoảng vài giờ sau đó.
- Dị ứng với ánh nắng: là tình trạng tổn thương da tương tự viêm da do ánh nắng (cháy nắng), tuy nhiên bệnh thường xuất hiện chậm hơn (sau 24 giờ tiếp xúc với ánh nắng) và khó phát hiện hơn, do tổn thương ban đầu chỉ xuất hiện ở vùng da hở, sau đó lan ra toàn thân. Biểu hiện như nổi mề đay, có các nốt sẩn, ngứa. Dị ứng ánh nắng có thể tiến triển mãn tính.
- Lão hóa da sớm: thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bạn lão hóa nhanh hơn bình thường. Dấu hiệu của điều này là da nhăn, xuất hiện tàn nhang, đổi mồi, da sần sùi, các mạch máu nổi trên bề mặt da.
- Ung thư da: có thể xuất hiện trên da nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Nếu không đươc điều trị, ung thư da vấn có thể lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể.
4. Làm gì để bảo vệ da khỏi tia UV?
Để bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại cho sức khỏe, cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa, đây là lúc các tia nắng mặt trời mạnh nhất. Ngay cả trong một ngày u ám, có tới 80% tia UV có thể xuyên qua các đám mây. Mặc quần áo che toàn thân, đội mũ nón, thoa kem chống nắng hoặc sử dụng các sản phẩm có khả năng chống nắng mỗi ngày, dù mưa hay nắng. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu sử dụng sản phẩmchống nắng nhưng càng sớm càng tốt.
- Sử dụng kem chống nắng là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ít nhất hãy sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30. Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút. Hãy nhớ thoa những vùng da bị bỏ sót như tai, môi,… Nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ và thoa lại sau khi bơi hoặc vận động đổ mồ hôi
- Có lối sống lành mạnh: Không nên hút thuốc để có thể duy trì làn da khỏe mạnh. Việc hút thuốc thường xuyên gây ảnh hưởng, tác hại đến collagen và elastin ở da của bạn. Chăm sóc tốt cho làn da bằng sách dùng sản phẩm dịu nhẹ và dưỡng ẩm hằng ngày. Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước. Thường xuyên chơi thể thao, giảm stress và ngủ đủ giấc.
- Kiểm tra thường xuyên sức khỏe của làn da, nếu có bất cứ những thay đổitrên bề mặt hoặc, màu sắc của da hoặc xuất hiện những vết bớt, nốt ruồi và đốm bất thường trên da, bạn cần tìm đến các chuyên gia da liễu ngay.
Các bài viết liên quan: